Võ Thiếu Lâm - Tinh tuý võ thuật được đúc kết ngàn đời
Chắc hẳn các bạn đã từng xem hay nghe kể về Thiếu Lâm Tự nơi nổi tiếng có những tuyệt kỹ võ học và các cao thủ nổi danh. Vậy hôm nay, Bảo vệ Việt Anh xin giới thiệu cho bạn về Võ Thiếu Lâm nhé
1. Võ Thiếu Lâm là gì?
Võ Thiếu Lâm hay Thiếu Lâm Công Phu, Thiếu Lâm Quyền là một môn võ cổ truyền có lịch sử ngàn năm của Trung Quốc. Theo các nghiên cứu ngày nay, các nhà khoa - sử học đều công nhận, võ Thiếu Lâm là cội nguồn của nhiều môn võ khác và còn là “Sao Bắc Đẩu” trong nền võ học.
2. Lịch sử hình thành và phát triển Võ Thiếu Lâm
Chùa Thiếu Lâm do vua Hiếu Văn Đế xây dựng vào năm Thái Hoà thứ 19 (năm 495) ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ tên Bạt Đà để cư trú và hành đạo.
Tương truyền, khi cao tăng Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa hành đạo thuyết giảng ở chùa Thiếu Lâm (Tung Sơn Tự) năm 527.
Khi tới đây, ngài nhận thấy thể trạng các vị tăng sư ở đây có thể trạng hết sức yếu đuối, thường không chịu nổi khí lạnh bên ngoài và hay ngủ gật khi ngài thuyết giảng vì vậy ngài đã tu luyện 9 năm trong hang động.
Sau đó đúc kết ra 2 cuốn Dịch Cân Kinh, Tẩy Tủy Kinh cùng nhiều các bài quyền, thế võ để giúp rèn luyện sức khỏe rồi truyền lại cho các tăng sư ở đó.
Sau khi 13 võ tăng của Thiếu Lâm giúp vua Đường Thái Tông (618 - 907) đánh bại Vương Thế Sung thì từ đó võ học Thiếu Lâm được phát triển mạnh mẽ và được vua Đường ưu ái hơn.
Trải qua thăng trầm lịch sử, biến cố chiến tranh, Thiếu Lâm cũng đã bị huỷ hoại một phần và được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được hầu hết các tuyệt học của mình.
Ngày nay, thông qua truyền thông và biểu diễn thường xuyên qua thực tế, phim ảnh võ Thiếu Lâm đã được biết tới rộng rãi và nhiều môn sinh muốn theo học.
3. Đặc điểm và nguyên tắc của Võ Thiếu Lâm
Võ Thiếu Lâm sở hữu các bài quyền, chiêu thức và những màn biểu diễn cực kỳ đẹp mắt và ấn tượng.
Trong kho tàng đồ sộ về những bài quyền thì bài nào của võ Thiếu Lâm cũng đều vừa uyển chuyển, nhịp nhàng nhưng cũng đầy mạnh mẽ, không khô cứng như quyền trong một số môn khác như Karatedo, Taekwondo…
Võ Thiếu Lâm là sự kết hợp của Phật pháp và võ thuật, thiền - đạo - võ, các võ sư Thiếu Lâm luôn coi võ như một phương pháp để rèn luyện sức khỏe và tu hành cũng là sự kết hợp giữa khí huyết, kinh mạch, tinh thần, cơ bắp, gân cốt, sức khỏe.
4. Các kỹ thuật cơ bản trong Võ Thiếu Lâm
Với lịch sử ngàn năm của mình võ Thiếu Lâm sở hữu một kho võ thuật đồ sộ, đa dạng mà hiếm có môn phái nào sánh bằng. Ngoài 2 tuyệt tác Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh giúp người luyện tập về nội lực và ngoại lực ra thì võ Thiếu Lâm còn có những tuyệt học khác như 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm:
- La Hán Thập Bát Thủ (mười tám thế tay của Phật La Hán).
- Thập Bát Đồng Nhân Trận: trận pháp 18 vị đồng nhân.
- Phi Thiềm Tẩu Bích: khinh công giúp cơ thể nhanh nhẹn, có khả năng lướt đi trên mái nhà, vách tường như bay,..
- Nhất Chỉ Thiền Công: môn võ phát huy toàn bộ và hội tụ sức mạnh trong một ngón tay.
- Thuỷ Thượng Phiêu: môn võ giúp người luyện có thể chạy lướt được trên mặt nước,..
- Kim Chung Tráo là một môn ngạch công rèn luyện cơ thể cường tráng, cứng rắn, luyện lâu và thành thục thậm chí có thể đao thương bất nhập, thuỷ hoả bất xâm, cơ thể kim cang bất hoại.
- Điếu Tử Công: môn võ mà người luyện thành có thể không sợ tắt thở khi treo cổ.
- Thiết Đầu Công: khiến cho đầu của người luyện rắn chắc như đá, khi luyện tập tuyệt kỹ này người luyện phải thường xuyên trồng cây chuối, chống đầu xuống đất dựa vào tường,...
- Ngũ Hình Quyền.
- Đại La Hán Quyền.
- Tiểu Hồng Quyền.
- Đại Hồng Quyền.
- Thông Tý Quyền.
- Triều Dương Quyền.
- Thất Tinh Quyền.
- Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền.
- Liên Hoa Quyền.
- Pháo Chùy hay Pháp Trùy (Pháo Quyền).
- Tâm Ý Bả.
- Tâm Ý Quyền.
- Ngũ Hợp Quyền.
- Khán Gia Quyền.
- Mê Tung Quyền
- Đường Lang Quyền,...
5. Võ Thiếu Lâm trong đời thực
Các cao thủ của võ Thiếu Lâm có thể phô diễn những khả năng phi thường đó là chạy lướt trên mặt nước, chạy trên tường, đao thương bất nhập. sức chống chịu tốt,.. cùng với khí công khiến người quan sát phải hồi hộp thót tim.
Tuy nhiên, theo quan điểm của võ thuật hiện tại thì võ Thiếu Lâm chủ yếu thiên về khả năng biểu diễn, trình diễn hơn là về bên khả năng thực chiến.
Và cuối cùng, người ta cho rằng võ Thiếu Lâm chỉ nên để rèn luyện sức khỏe, thiền, đạo, mài dũa các đức tính con người, giải tỏa áp lực,..
6. Các địa điểm học Võ Thiếu Lâm
Nếu bạn muốn học võ Thiếu Lâm thì hãy đến:
- Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn, Hà Nam.
- Thiếu Lâm Quyền Bắc Phái Bàn Sơn Hà Bắc, Sơn Đông.
- Thiếu Lâm Quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến.
Trên đây là chia sẻ của Bảo vệ Việt Anh giúp các bạn hiểu hơn về võ Thiếu Lâm. Chúc các bạn sẽ tìm được môn võ phù hợp để mình rèn luyện sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi!!!
source https://baovevietanh.vn/vo-thieu-lam
Nhận xét
Đăng nhận xét