Cách sơ cứu bỏng Nhanh Chóng - Đúng Cách - An Toàn

Vết thương do bỏng là một trong các loại vết thương thường gặp trong cuộc sống do bất cẩn hoặc do những tai nạn bất ngờ. Loại vết thương này sẽ không trở nên quá nghiêm trọng nếu như được sơ cứu đúng cách. Vì thế hãy đọc bài viết hướng dẫn của Bảo vệ Việt Anh về cách sơ cứu bỏng để có thể dùng khi cần thiết nhé.

sơ cứu bỏng

Bốn nguyên nhân chính gây bỏng

Khi da của chúng ta phải tiếp xúc với một trong bốn nhóm tác nhân sau đây có thể gây ra các vết bỏng đau rát trên da nếu nghiệm trọng có thể ảnh hướng đến thần kinh.

Nhiệt độ

Bỏng do nhiệt độ được chia thành hai dạng chính: bỏng nóng và bỏng lạnh

  • Bỏng nóng do: Lửa, kim loại nóng, bô xe máy hoặc tia lửa điện, dầu mỡ, nước sôi, hơi nước, bỏng do thức ăn vẫn còn nóng.
  • Bỏng lạnh: do tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với nước đá, kim loại lỏng, chất lỏng rất lạnh.
sơ cứu khi bị bỏng nước sôi
Bỏng do nhiệt độ cao

Hóa chất

  • Bỏng axit: các loại axit có thể gây bỏng chẳng hạn như axit nitric (HNO3), axit sunfuric (H2SO4), axit clohydric (HCL),...
  • Bỏng bazơ: như KOH, NaOH, Ca(OH)2. Trong đó vôi đang tôi là một loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do độ bazơ.

Điện

Bị bỏng do sẽ làm da phải chịu sự tác động của luồng điện được truyền qua cơ thể do bị sét đánh hoặc điện giật (nguồn điện sinh hoạt hoặc do nguồn điện công nghiệp).

Tia vật lý

Trường hợp này khá hiếm gặp và chỉ thường xảy ở các phòng thí nghiệm hoặc khu công nghiệp đặc thù. Khi bị bỏng do tia vật lý da phải tiếp xúc với các tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, tia phóng xạ như gama, bêta. 

Với tính chất mỏng manh và nhạy cảm, da của chúng ta rất dễ bị tổn thương khi phải tiếp xúc với các tác nhân kể trên. Bỏng có thể ảnh hưởng tới lớp da, lớp cơ, xương và mạch máu, làm chức năng bảo vệ của vùng da bị suy yếu, làm rối loạn hoạt động của cơ quan dưới da, thậm chí tình huống xấu nhất là người bị bỏng sẽ bi tàn phế hoặc tử vong.

[Kiến thức] Kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản cần phải biết tại đây.

Mức độ của tai nạn bỏng

Dựa vào mức độ tổn thương trên da mà có thể chia vết bỏng thành ba mức độ. Độ càng lớn thì vết bỏng càng nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các mức độ bỏng qua phần trình bày dưới đây:

Bỏng mức độ I (bỏng bề mặt)

Ở cấp độ này, vết bỏng chỉ làm tổn thương đến lớp da ngoài cùng của cơ thể, khiến cho vùng da này bị đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút dây thần kinh bị kích thích. Vết thương do loại bỏng này gây ra tương đối nhẹ và sẽ lành hẳn chỉ sau 3 ngày mà không cần điều trị gì nhiều.

Bỏng mức Độ II (bỏng một phần da)

Đối với vết bỏng ở mức độ này, phần da bị tổn thương tương đối sâu bao gồm lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì. 

Dấu hiệu đặc trưng của vết thương mức độ này là trên da sẽ hình thành nên các vết phồng nước, khi vỡ ra sẽ để lộ ra một lớp da non màu hồng và gây đau rát cho nạn nhân. 

cách sơ cứu bỏng
Hình ảnh bỏng cấp độ hai

Nếu vết bỏng được chăm sóc cẩn thận, không để bị nhiễm trùng sẽ có thể tự lành lại sau khoảng 1-4 tuần mà không cần thông qua điều trị. Vết bỏng khi tự lành sẽ không để lại sẹo hoặc có các vết sẹo mờ.

Tuy nhiên, nếu vết bỏng không may bị nhiễm trùng sẽ khiến cho lớp da dưới bị phá hủy và từ bỏng độ II sẽ chuyển sang tình trạng nặng hơn đó là bỏng độ III.

Bỏng mức Độ III (bỏng toàn bộ các lớp da)

Vết bỏng này khiến cho toàn bộ các lớp da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng sẽ có màu trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng, bên cạnh đó, các đầu mút dây thần kinh bị phá hủy hoàn toàn. 

Trường hợp nghiêm trọng nhất có thể xảy ra đó là không chỉ toàn bộ các lớp da mà đến cả lớp mỡ dưới da cũng có nguy cơ cao bị phá hủy và phần cơ bị lộ ra ngoài. 

Vết thương ở mức độ này thường rất dễ bị nhiễm trùng và cần rất nhiều thời gian để cho dà có thể hồi phục lại. Tất nhiên, khả năng cao sẽ để lại những vết sẹo rất rõ ràng

Cần lưu ý rằng, da người có xu hướng giữ nhiệt lâu, thêm vào đó khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bỏng sẽ khiến lớp quần áo bên ngoài bị đốt cháy thành than và dính lên vùng da bị tổn thương sẽ làm cho vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy khi vừa bị bỏng, cách xứ trí tốt nhất là ngay lập tức đặt vết bỏng dưới vòi nước chảy liên tục để vừa hạ nhiệt vết thương, ngăn không làm tổn thương các lớp da sâu hơn.

Mức độ của các vết bỏng phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân gây bỏng và thời gian tiếp xúc của da vì vậy cùng một vết bỏng nhưng mức độ bỏng đôi khi sẽ không đồng đều nhau.

Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu ngoài.

Hướng dẫn cách sơ cứu bỏng

Khi bị bỏng, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau rát. Ngoài ra vết thương bỏng rất dễ để lại sẹo chính vì vậy việc sơ cứu bỏng đúng cách là rất cần thiết.

Mục đích của sơ cứu bỏng 

Sơ cứu bỏng có vai trò hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị và hổi phục vết bỏng sau này bởi nó giúp:

Thứ nhất, nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể. Ưu tiên hàng đầu của việc sơ cứu bỏng là chấm dứt sự tiếp xúc giữa người bị bỏng với tác nhân gây bỏng để giảm thiểu mức độ tổn thương của da.

cách sơ cứu khi bị bỏng
Ảnh minh hoạ khi cứu khoả

Thứ hai, giúp nạn nhân vượt qua các tình huống gây nguy hiểm đến tính mạng như ngưng tuần hoàn, suy hô hấp, có vết thương hở mất nhiều máu kèm theo… cho đến khi họ được tiếp nhận điều trị tại cơ sở y tế chuyên nghiệp.

Thứ ba, không để tình trạng của vết bỏng nghiêm trọng hơn, hạn chế đến mức tối thiểu khả năng nhiễm trùng vết bỏng bằng cách hạ nhiệt vết bỏng và băng bó vết thương

Thứ tư, đảm bảo người bị nạn được đưa tới cơ sở y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất để xử lí vết thương.

Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người tham gia cấp cứu.

Cách sơ cứu bỏng nhiệt

Theo phân tích như trên, các vết bỏng ở mức độ I không đến mức quá nghiêm trọng, người bị bỏng chỉ cần rửa vết bỏng trong nước mát khoảng từ 15 – 20 phút, sau đó bôi thuốc và chăm sóc vết bỏng tại nhà đến khi vết thương tự lành.

Vì thế các cách sơ cứu bỏng trình bày dưới đây chủ yếu áp dụng cho các vết bỏng cấp độ II và cấp độ III, người bị nạn trong tình trạng không tỉnh táo, không thể tự mình kiểm soát hành động.

Cách sơ cứu bỏng do nhiệt độ cao (Bỏng nóng)

Bước 1: Khi phát hiện người bị bỏng phải ngay lập tức loại trừ việc tiếp xúc giữa tác nhân gây bỏng với nạn nhân.

Nhanh chóng cắt đứt nguồn nhiệt: như đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo thấm đẫm nước sôi, …

Đồng thời tiến hành kiếm tra chỉ số sinh tồn của người bị nạn: khi phát hiện người đó bị ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp do bỏng đường thở cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực để giữ cho hệ tuần hoàn và hô hấp của nạn nhân hoạt động.  

sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy
Ngâm rửa vết thương bằng nước sạch

Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch

Sau khi nạn nhân đã có mạch đập và thở trở lại thì cần hạ nhiệt vết thương, giảm đau rát và rửa trôi các vết bẩn bằng một trong các cách như sau:

+ Để nước mát liên tục chảy qua vết bỏng.

+ Ngâm vết thương trong chậu nước mát.

+ Đắp khăn ướt lên mặt vết bỏng.

Các việc trên tốt nhất là được thực hiện trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Bên cạnh đó nên kết hợp với việc cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng bị sưng tấy. 

Dù đang phải nhanh chóng sơ cứu nhưng hãy cố gắng tìm nguồn nước sạch để rửa vết thương tránh tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng, nhiệt độ của nước không cần quá lạnh chỉ cần trong khoảng từ 16-20 độ C. Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm vỡ các nốt phỏng trên vết thương của nạn nhân.

Chú ý: Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. Đối với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề tránh nhiễm lạnh.

Bước 3: Phủ lên vết bỏng bằng: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch, sau đó băng lỏng quanh vết thương bằng băng sạch. 

băng bó vết bỏng
Băng bó vết thương cho nạn nhân

Bước 4: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn

Chú ý nên vận chuyển bệnh nhân bỏng nặng bằng cáng, bằng ô tô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển. 

Bồi dưỡng kỹ năng sơ cứu cấp cứu cho lực lượng bảo vệ Việt Anh

Cách sơ cứu bỏng do nhiệt độ quá thấp (bỏng lạnh)

Khi phát hiện người bị bỏng lạnh, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu dưới đây:

  • Nhanh chóng đưa người bị nạn đến nơi ấm áp hơn để loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, ủ ấm cho bệnh nhân để kích thích cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ,
  • Nếu quần áo của họ bị ướt, hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu tiếp tục để họ mặc sẽ khiến cơ thể họ bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể không thể tăng lên.
  • Ngâm vết bỏng trong nước ấm 40 - 42 độ C và nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.

Sơ cứu bỏng điện

Khi phải tiến hành sơ cứu bỏng do điện gây ra thì các bước về cơ bản cũng giống như các bước sơ cứu vết bỏng do nhiệt độ cao. Tuy nhiên có những điều mà người sơ cứu phải hết sức chú ý như sau:

  • Nhanh chóng cắt điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện gây bỏng. Trước đó thì tuyệt đối không được dùng tay không chạm vào người bị nạn để tránh bị giật do dòng điện từ người nạn nhân truyền sang.
  • Khi nạn nhân ngừng thở, ngừng tim: tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức bằng hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
  • Việc xử lí vết bỏng bằng nước mát, dùng gạc, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch để che phủ rồi băng lại để di chuyển bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất được thực hiện giống với sơ cứu bỏng do nhiêt.
cách sơ cứu khi bị bỏng dầu
Vết bỏng do điện gây ra

Sơ cứu bỏng hoá chất 

Đối với những người hay phải tiếp xúc với các hóa chất thì khả năng bỏng hóa chất sẽ cao do những lúc bất cẩn hoặc tai nạn không thể ngờ tới. Các chất gây bỏng thường thấy như Natri Hidroxit (NaOH), hay là Ca(OH)2 còn gọi là vôi tôi nóng hoặc các acid như Axit sulfuric H2SO4).

Các bước sơ cứu loại vết bỏng này cũng tương tự như trong trường hợp bỏng nóng tuy nhiên cần chú ý:

  • Sau khi ngâm hoặc rửa vết bỏng bằng nước mát phải thực hiện thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng 
  • Sử dụng Axit nhẹ để trung hòa đối với vết bỏng kiềm.

Nếu bị bỏng kiềm, vôi tôi: có thể trung hòa bằng nước chanh nguyên chất, dấm ăn, nên dùng các dung dịch đường (Glucose, đường ăn, đường mía, …). Những thứ này phổ biến, dễ tìm được khối lượng lớn.

  • Sử dụng kiềm nhẹ để trung hòa đối với bỏng Axit.

Nếu bị bỏng Axit thì có thể dùng nước xà phòng hoặc Natri bicarbonate 2-3%, nếu không có thì dùng nước vôi trong để rửa vết bỏng.

sơ cứu bỏng axit
Bỏng do hoá chất gây ra rất nguy hiểm

Lưu ý: Không được đảo thứ tự của hai bước trên do nếu như trung hòa chất hóa học gây bỏng trước khi rửa vết thương bằng nước mát có thể làm tăng tình trạng tổn thương do sẽ xuất hiện phản ứng sinh nhiệt giữa chất để trung hòa và tác nhân gây bỏng.

Sau khi trung hòa xong hãy rửa sạch vết bỏng bằng nước và nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị chuyên sâu.

Khi sơ cứu bỏng vùng mắt thì chỉ nên rửa bằng nước sạch trong 20 phút sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Lưu y cần phải nhớ khi sơ cứu người bị đột quỵ

Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng.

Chúng ta thường hay có những quan niệm sai lầm trong cách sơ cứu bỏng. Sau đây, bảo vệ Việt Anh sẽ phân tích một số quan niệm đó để chứng tỏ tại sao đó là những quan điểm sơ cứu bỏng sai lầm. 

Thứ nhất, ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh, nhiều người đều nghĩ cần phải hạ nhiệt vùng da bị bỏng thì nước đá lạnh sẽ có tác dụng hơn. Tuy nhiên, việc da bị ngâm lâu trong nước đá chỉ dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, áp dụng các cách phương pháp dân gian, khong hề có dẫn chứng khoa học như bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hoặc củ chuối lên vết bỏng. Những thứ này khì được bôi lên vết bỏng chỉ tăng thêm nguy cơ bị nhiễm trùng và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.

việc không lên làm khi sơ cứu bỏng
Cần lưu ý một số sai lầm khi sơ cứu bỏng

Thứ ba, làm dịu vết bỏng bằng kem đánh răng. Nhiều người cho rằng, kem đánh rằng có tính chất làm dịu nhẹ vết bỏng nhưng thực tế là ngược lại. Hầu hết các loại kem đánh răng chứa chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vùng da bị bỏng còn làm cho nạn nhân cảm thấy đau rát hơn. 

Do tính chất kiềm nhẹ của mình, kem đánh răng chỉ phù hợp để sơ cứu trong các trường hợp bỏng axit: 

Cách tiến hành như sau: Ngâm nước mát để làm loãng nồng độ axit trên da, sau đó bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng để trung hòa axit còn dư trên da, rồi rửa sạch lại với nước.

Thứ tư, làm vỡ các vết phồng nước bởi nhiều người cho rằng việc chọc vỡ như vậy sẽ làm vết bỏng mau lành hơn nhưng đây là hành động không tốt một chút nào.  

Các vết phồng nước xuất hiện khi dạ bị bỏng ở cấp độ 2 – lớp da bên trên đã chết hoàn toàn và cần có thời gian để lên da non. Lúc này chính các vết phồng nước sẽ ngăn cách vết thương với các các chất độc hại ở môi trường bên ngoài. Vậy khi các vết phồng nước bị vỡ vi khuẩn và các chất độc từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết bỏng gây nhiễm trùng và làm vết bỏng nghiêm trọng hơn, lâu lành hơn. 

Như vậy, khi sơ cứu bỏng có các vết phồng nước hay cố gắng giữ các vết đó lâu nhất có thể. Đây là cách tốt nhất để vết thương nhanh chóng lành lại và ít để lại sẹo.

Nếu còn bất kì điều gì chưa rõ ràng hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ 

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ CHUYÊN NGHIỆP VIỆT ANH

 🏠 Địa Chỉ : Số 5, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, Q.Long Biên, TP.Hà Nội.

📞  Điện Thoại:  0964.651.686 hoặc 0967.201.566

📬  Email: congtybaovevietanh@gmail.com

Công ty Bảo vệ Việt Anh hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trên chặng đường phát triển.



source https://baovevietanh.vn/so-cuu-bong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp Việt Anh

Phiếu đánh giá chất lượng dịch vụ bảo vệ cập nhật mới nhất 2023

[Chia sẻ] TOP 3 mẫu nội quy bảo vệ công trường được sử dụng đầy đủ nhất