Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

Sơ cứu vết thương chính là tiền đề cho quá trình điều trị, hồi phục của nạn nhân. Đối với mỗi một loại tổn thương sẽ có những cách sơ cấp cứu đặc thù nhằm giảm nguy cơ gây hại cho nạn nhân, đồng thời làm tăng khả năng hồi phục tổn thương nhanh chóng. Để đảm bảo những hướng dẫn dưới đây cụ thể và hữu ích. Trong bài viết này, Bảo vệ Viêt Anh sẽ tập trung trình bày trường hợp sơ cứu vết thương chảy máu ngoài.

hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu
Hướng dẫn sơ cấp cứu vết thương chảy máu ngoài

Nhận biết vết thương chảy máu ngoài 

Vết thương chảy máu có thể chia thành hai loại đó là chảy máu trong và chảy máu ngoài. Trong đó, khả năng bị thương gây chảy máu ngoài phổ biến và dễ nhận biết hơn hẳn so với khi bị thương dẫn đến chảy máu trong. 

Vết thương chảy máu ngoài là loại tổn thương xảy ra khi có tác động ngoại lực lên da phá vỡ sự liền mạch của da, làm các mạch máu dưới da bị tổn thương gây chảy máu như đứt tay, trầy xước, bị đâm bởi các đồ vật sắc nhọn. 

vết thương chảy máu ngoài
Vết thương chảy máu ngoài 

Khi bị chảy máu, mọi người đều nghĩ rằng điều đó nguy hiểm tuy nhiên thật ra việc chảy một lượng máu vừa phải sẽ giúp làm sạch vết thương. Nhưng nếu, lượng máu chảy ra quá nhiều có thể nguy hiểm bởi nó sẽ khiến cơ thể bạn bị sốc.

Vì thế cần phải có các biện pháp sơ cứu vết thương chảy máu để khống chế lượng máu bị mất đi hay còn gọi là cầm máu. Ngoài ra còn để phòng hoặc điều trị sốc; duy trì các chức năng sinh tồn (giúp nạn nhân thở và lưu thông tuần hoàn); tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm trùng).

Hướng dẫn sơ cứu vết thương hở, thủng và bị chảy máu 

Có thể phân chia các vết thương thủng, hở, bị chảy máu ngoài thành hai loại chính như sau:

  • Tổn thương tĩnh mạch: Máu chảy chậm và ít, có thể cầm máu tại chỗ bằng băng dán hoặc gạc và sau đó theo dõi tại nhà. Tuy nhiên nếu vết thương quá sâu thì vẫn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất;
  • Tổn thương động mạch: Máu chảy mạnh, có thể phun thành tia rất nguy hiểm. Trường hợp này chỉ nên thực hiện sơ cứu vết thương để cầm máu tạm thời và lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.
sơ cứu vết thương chảy máu ngoài
Sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

Khi người bị thương bị chảy máu thì dù là trường hợp tổn thương tĩnh mạch hay động mạch thì khi sơ cứu đều phải đảm bảo các thao tác như sau: 

Bước 1: Khử trùng tay 

Sử dụng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa tay trước khi tiến hành sơ cứu vết thương hở, thủng, bị chảy máu giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. 

Nếu có thể hãy sử dụng găng tay y tế khi sơ cứu để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu và các loại dịch từ cơ thể nạn nhân để vừa bảo vệ người sơ cứu vừa giám khả năng nhiễm trùng cho nạn nhân.

khử trùng tay trước khi sơ cứu
Khử trùng tay trước khi tiến hành sơ cứu

Bước 2: Cầm máu – Đây là bước quan trọng nhất khi sơ cứu vết thương chảy máu ngoài 

Sử dụng băng hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu. Trường hợp không có sẵn băng gạc và vết thương đang mất máu liên tục thì có thể sử dụng chính tay của nạn nhân hay người xung quanh để ép vết thương lại. Chú ý, tay được dùng để cầm máu cần phải được sát khuẩn kĩ càng để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng vết thương.

cầm máu cho vét thương
Cầm máu cho vết thương hở

Bên cạnh đó, hãy nâng cao vùng bị tổn thương hơn mức của tim nhằm giảm áp lực máu tới khu vực này. Tránh trường hợp nạn nhân bị sốc khi đang sơ cứu vết thương.

Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu vào thì không nên tự ý rút ra hoặc tác động lực lên chúng. Trong trường hợp này nên cố định dị vật bằng cách sử dụng khăn vải quấn vào vết thương và chờ sự trợ giúp của bác sĩ, nhân viên y tế có đầy đủ kĩ năng, phương tiện chuyên môn.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Sau khi đã cầm máu được máu, hãy sử dụng nước sạch hoặc nước muối để rửa vết thương trong 5 - 10 phút, dùng nhíp gắp tất cả bụi bẩn hoặc dị vật nhỏ trong vết thương để tránh làm vết thương nhiễm trùng. 

Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh

Đối với những vết trầy xước hay vết cắt nhỏ, có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ (Neosporin, Polysporin) để thoa lên vùng bị thương để vừa ngăn khả năng nhiễm trùng vừa hỗ trợ làm lành vết thương . 

Khi sử dụng thuốc hết sức lưu ý việc dị ứng các thành phần trong thuốc của nạn như gây phát ban nhẹ. Do đó nếu thấy xuất hiện tình trạng này, cần ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bước chăm sóc thay thế phù hợp hơn.

Túi Sơ Cấp Cứu theo đúng chuẩn quy định của pháp luật

Bước 5: Băng kín vết thương chảy máu

Sau khi thực hiện các bước trên, cần tiến hành băng bó vết thương để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, cần lưu ý không buộc quá chặt gây cản trở lưu thông máu và khiến nạn nhân khó chịu. Nếu máu thấm qua miếng băng gạc thì cần quấn thêm một lớp mới, tránh tháo ra thay lại từ đầu.

băng kín vét thương
Băng kín vết thương

Bước 6: Thay băng

Dù chăm sóc tại nhà hay bệnh viện, thì vết thương cũng cần được thay bang hàng ngày cho đến khi vết thương liền sẹo. Trong 2 ngày đầu sau bị thương, rửa và bôi lại thuốc kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.

Bước 7: Theo dõi, phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng tại vết thương hở

Trên đường đưa đi cấp cứu tại bệnh viện hay khi chăm sóc tại nhà đều cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp, tuần hoàn và giữ ấm cho nạn nhân. Các dấu hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương  sưng đỏ lan rộng, đau nhiều hơn, có mủ hoặc xuất hiện sốt... đều là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.

  • Trường hợp nạn nhân bị chảy máu nhiều khẩn cấp thì cần hết sức cẩn thận khi tiến hành cấp cứu:

Những tổn thương sau khi thực hiện các bước cấp cứu cơ bản như trên mà vẫn chảy máu liên tục từ 15 - 20 phút thường là những trường hợp có dị vật đâm sâu gây chảy máu khẩn cấp và cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng sốc xảy ra do mất máu quá nhiều. 

Nếu nạn nhân có các biểu hiện như:

  • Da lạnh, đầu chi, môi, tai bị lạnh, tím tái, ấn lên móng tay thấy màu nhạt đi, chậm đỏ trở lại;,
  • Mạch nhanh, yếu, và khó cảm nhận được
  • Thở nhanh và tức ngực
  • Tụt huyết áp (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg) 
  • Thay đổi trạng thái tâm thần: Vật vã, mê sảng, lú lẫn, lơ mơ, hôn mê,...; 
theo dõi vết thương
Theo dõi thật kỹ vết thương

Rất có thể người bệnh đã bị sốc vì mất máu. Ngay cả trong trường hợp lượng máu chảy ra chỉ ở mức trung bình nhưng người bị thường cảm thấy choáng váng hoặc buồn nôn – thì đó vẫn là triệu chứng của việc cơ thể đang bị tổn thương do sốc.

  • Khi người bệnh có những dấu hiệu như vậy phải tiến hành các biện pháp sơ cứu vết thương đặc biết là chống sốc.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, đặt 2 chân nâng cao, chú ý phòng nguy cơ sặc phổi .
  • Giữ ấm cho bệnh nhân.
  • Nhanh chóng di chuyển người bệnh đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất để có những điều trị chuyên sâu.
[Kiến thức] Kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản cần phải biết

Một số lưu ý khi  sơ cứu vết thương chảy máu 

Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu vết thương hở, thủng và bị chảy máu, cần thực hiện một số lưu ý sau để nạn nhân có thể phục hồi một cách tốt nhất

  • Thứ nhất, để nạn nhân nghỉ ngơi tuyệt đối:

Người bị thương gây chảy máu ngoài cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong tư thế thuận tiện nhất để hỗ trợ cầm máu. Lưu ý nên giữ yên tĩnh và tránh tụ tập đông đúc trong không gian mà bệnh nhân đang nghỉ ngơi, đồng thời trấn an nếu họ vẫn trong trạng thái tỉnh táo.

  • Thứ hai, tiến hành tiêm ngừa uốn ván:

Sau khi sơ cứu vết thương cần kiểm tra về lịch sử tiêm phòng uốn ván của nạn nhân. Nếu nạn nhân chưa tiêm phòng uốn ván nhắc lại trong vòng 5 năm kể từ ngày tiêm cuối cùng, kèm theo tình trạng tổn thương rất sâu hoặc bẩn, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thêm liều nhắc lại trong vòng 48 giờ kể từ khi bị thương.

dụng cụ thực hiện sơ cứu
Dụng cụ để thực hiện sơ cấp cứu vết thương
  • Thứ ba, cần đề phòng bệnh dại:

Khi sơ cứu vết thương là do động vật như mèo hoặc chó gây ra, cần tìm chủ nhân của chúng đẻ xác nhận thông tin mới và đầy đủ nhất liên quan đến tình trạng tiêm phòng dại của chúng. Nếu bị thương do động vật hoang dã tấn công, người thực hiện sơ cứu cần tham khảo lời khuyên chuyên môn từ bác sĩ để biết loại động vật đó khả năng mang bệnh dại hay không.

Bài viết này là những chia sẻ mà Bảo vệ Việt Anh cho rằng sẽ hữu ích khi phải ứng phó với trường hợp sơ cứu vết thương chảy máu ngoài. Hi vọng rằng, các bạn đọc sẽ áp dụng những hướng dẫn trên khi cần thiết. Nếu còn điều gì thắc mắc về việc cấp cứu người bị thương , đừng ngần ngại hãy phản hồi lại cho chúng tôi để nhận được những giải đáp cụ thể hơn. 

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ CHUYÊN NGHIỆP VIỆT ANH

 🏠 Địa Chỉ : Số 5, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, Q.Long Biên, TP.Hà Nội.

📞  Điện Thoại:  0964.651.686 hoặc 0967.201.566

📬  Email: congtybaovevietanh@gmail.com

Công ty Bảo vệ Việt Anh hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trên chặng đường phát triển.

 



source https://baovevietanh.vn/so-cuu-vet-thuong-chay-mau-ngoai

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp Việt Anh

Phiếu đánh giá chất lượng dịch vụ bảo vệ cập nhật mới nhất 2023

[Chia sẻ] TOP 3 mẫu nội quy bảo vệ công trường được sử dụng đầy đủ nhất