Danh sách dụng cụ hỗ trợ bảo vệ mà mọi nhân viên bảo vệ cần có
Dụng cụ hỗ trợ bảo vệ là những vật dụng được trang bị cho nhân viên bảo vệ góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Với mục đích đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người làm nhiệm vụ. Vậy nó gồm có những vật dụng nào? Quy định của pháp luật về việc sử dụng các công cụ đó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.
1. Quy định của pháp luật về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ bảo vệ
Bảo vệ là một trong những công việc khá nguy hiểm và cần được trang bị dụng cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ.
Quy định tại khoản 11, Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (trích luật số 14/2017/QH14) (sửa đổi, bổ sung năm 2019) nêu rõ: “Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.”
Những đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ được quy định tại điều 55 của bộ luật này.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3, điều 9 của Thông tư 17/2018/TT/ BCA – Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã chỉ rõ: “Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị công cụ hỗ trợ.”
Để được trang bị dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cho nhân viên bảo vệ, doanh nghiệp, cơ quan cần hoàn thiện hồ sơ đề nghị trang bị dụng cụ này. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ được quy định chi tiết tại điều 56 của bộ luật 14/2017/QH14.
Lưu ý, dụng cụ hỗ trợ bảo vệ chỉ được trang bị, sử dụng trong thời gian làm việc. Hết ca làm việc, nhân viên phải có trách nhiệm bàn giao lại dụng cụ cho bộ phận quản lý.
Không sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ với mục đích cá nhân, nằm ngoài điều khoản quy định trong hợp đồng với công ty bảo vệ. Trường hợp vi phạm về việc trang bị, mua bán, tàng trữ … hoặc nhân viên bảo vệ sử dụng công cụ này để thực hiện những hành vi trái pháp luật thì cá nhân đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy vào mức độ vi phạm, tính chất sự việc mà doanh nghiệp đó còn bị thu hồi giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Các công ty dịch vụ bảo vệ cần phải có trách nhiệm quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ của công ty trước pháp luật.
Trước khi trang bị cho nhân viên dụng cụ hỗ trợ bảo vệ thì các công ty dịch vụ bảo vệ lên kế hoạch, chương trình tập huấn, hướng dẫn cụ thể để nhân viên có những kỹ năng cần thiết để lựa chọn loại dụng cụ thích hợp, xử lý tình huống hợp lý, nhanh chóng; hướng tới một đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp.
Pháp luật có những quy định chặt chẽ, rõ ràng về loại dụng cụ này. Chính vì thế, nhân viên bảo vệ phải hiểu rõ tính chất, công dụng, hiệu năng của từng loại dụng cụ, để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
2. 10 Dụng cụ hỗ trợ bảo vệ chuyên nghiệp
Dụng cụ hỗ trợ bảo vệ là những vật dụng cần thiết được trang bị cho nhân viên bảo vệ. Dưới đây là 10 dụng cụ hỗ trợ bảo vệ chuyên nghiệp.
2.1. Đồng phục bảo vệ
Đồng phục bảo vệ là một thứ không thể thiếu đối với nhân viên bảo vệ. Nó tạo nên tính chuyên nghiệp cho công ty, doanh nghiệp.
Đồng phục bảo vệ được nhà nước quy định rõ ràng, chặt chẽ, lịch sự, nhưng vẫn thoải mái, năng động và thuận tiện trong khi làm việc.
Đồng phục bảo vệ gồm có quần áo, mũ, giày và một số phụ tùng đi kèm khác được quy định cụ thể tại thông tư 08 - Quy định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
2.2. Đèn pin
Đèn pin được sử dụng để chiếu sáng, được dùng để tuần tra ban đêm hoặc những nơi có ánh sáng kém.
Khi sử dụng đèn pin, người dùng cần chú ý:
- Kiểm tra cẩn thận tình trạng đèn trước khi giao nhận đổi ca
- Tránh để rơi hoặc va chạm mạnh
- Đảm bảo tình trạng đèn ở trạng thái sử dụng tốt nhất
- Kiểm tra lắp và thay bóng đúng chủng loại
2.3. Bộ đàm từ xa
Bộ đàm là dụng cụ hỗ trợ bảo vệ hữu hiệu. Nó được dùng để truyền đạt, trao đổi thông tin nhanh giúp nhân viên bảo vệ nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng đưa ra phương án xử lý thích hợp, hiệu quả.
Bộ đàm cầm tay với công suất không quá 6W và sử dụng loại pin sạc được nên nó rất tiện lợi, hữu ích. Khi muốn kết nối với máy khác, nhân viên bảo vệ chỉ cần nhấn giữ nút PTT (Push to talk) trước và trong quá trình gọi.
Sau khi nói xong, thả nút này ra để nhận được những thông tin phản hồi từ các máy khác. Nút PTT được thiết kế nằm phía bên trái của mọi máy bộ đàm cầm tay.
2.4. Dùi cui điện
Khi sử dụng dùi cui điện, nhân viên bảo vệ phải được hướng dẫn cẩn thận. Bởi vì, đây là dụng cụ hỗ trợ bảo vệ có khả năng gây thương tích, nguy hiểm đến tính mạng con người. Đặc biệt, không được lạm dụng để sử dụng vào những mục đích riêng.
Dùi cui điện được thiết kế 3 nấc tương ứng với 3 nút chức năng như: chế độ chờ/ngưng điện, bật còi báo động, đánh điện. Sau khi sử dụng, người thực hiện thu gậy điện về trạng thái kích thước ban đầu.
Cần thực hiện giao nhận trước và sau khi hết ca để kiểm soát chặt chẽ dụng cụ này.
2.5. Súng điện
Trong những tình huống nguy hiểm và khẩn cấp, súng điện là dụng cụ hỗ trợ đắc lực của nhân viên bảo vệ.
Súng điện phải được cấp phép sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền thì mới được phép trang bị cho nhân viên. Do vậy, với những địa điểm nhạy cảm như ngân hàng, khách sạn, vũ trường, quán bar,… thường xảy ra cướp giật, gây gổ, đánh nhau thì nhân viên bảo vệ có thể sử dụng súng điện để làm dụng cụ hỗ trợ.
Súng này có khả năng phát ra một luồng điện có cường độ mạnh làm tê liệt, giúp nhân viên bảo vệ dễ dàng khống chế, hạn chế tối đa những sự việc không mong muốn có thể xảy ra.
2.6. Sổ ghi chép
Sổ ghi chép là đồ dùng cần có với mỗi nhân viên bảo vệ. Thực hiện việc ghi chép cẩn thận, chi tiết những việc cần làm, những vấn đề gặp phải và lưu ý trong quá trình làm việc để đưa ra những phương án xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hạn chế được những sai lầm không đáng có. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp của một nhân viên bảo vệ.
2.7. Điện thoại di động
Điện thoại di động là một vật dụng bất di bất dịch không thể thiếu.
Nó được sử dụng để liên lạc, báo cáo trong những trường hợp khẩn cấp, cần xin chỉ đạo kịp thời từ giám đốc hay người quản lý.
2.8. Máy chụp hình
Máy chụp hình được sử dụng để ghi lại những hình ảnh, tư liệu cần thiết cho việc báo cáo, truy xuất lại dữ liệu sau này.
2.9. Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ
Một bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ gồm những dụng cụ đơn giản như băng, gạc, cồn sát khuẩn, mặt nạ phòng độc, bông, kéo, găng tay… rất cần thiết khi có người bị thương. Vì vậy, bộ dụng cụ này luôn được trang bị tại các phòng bảo vệ của cơ quan, đơn vị.
2.10. Hệ thống thiết bị máy tuần tra quản lý
Máy bấm tuần tra là công cụ hỗ trợ bảo vệ rất tiện lợi. Với thiết kế nhỏ gọn và không cần cài đặt, nhân viên bảo vệ đi qua các khu vực cần tuần tra giám sát, chỉ cần thao tác đơn giản tích máy giám sát vào các chip tuần tra bảo vệ. Sau đó, nghe thấy máy kêu tiếng bíp và hiển thị thời gian ở màn hình LCD là được.
Trên đây là những thông tin về dụng cụ hỗ trợ bảo vệ dành cho những độc giả đang quan tâm đến vấn đề này. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu bạn đang quan tâm đến các trung tâm bảo vệ, đừng trần trừ mà hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ.
source https://baovevietanh.vn/dung-cu-ho-tro-bao-ve
Nhận xét
Đăng nhận xét