Kỹ năng thoát hiểm cho bé trong trường hợp hỏa hoạn
Kỹ năng thoát hiểm cho bé trong các trường hợp khẩn cấp là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi xảy ra hỏa hoạn để giảm thiểu các rủi ro thấp nhất. Nếu bố, mẹ đang quan tâm về các vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích nhất.
1. Những nội dung cần dạy bé để xử lý tình huống hỏa hoạn
Những kỹ năng cần thiết, quan trọng cho bé khi xảy ra đám cháy bao gồm:
Báo cho người lớn
Khi có mùi khét, khói hoặc có lửa cháy, bé cần được hướng dẫn cách liên hệ đến số điện thoại của lực lượng cứu hỏa 114. Trường hợp bị kẹt trong đám cháy có người lớn ở gần, các bé cần bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của người lớn.
Bé còn quá nhỏ để có thể tự mình xử lý đám cháy, dù là đám cháy nhỏ hay đám cháy lớn. Ngoài ra, bé khó biết nguyên nhân gây cháy để tìm cách xử lý đám cháy. Vì thế, khi xảy ra cháy, bạn nên hướng dẫn bé các liên lạc để báo cho người lớn biết. Bé cũng cần được biết khi xảy ra cháy, nên bình tĩnh xử lý và nhanh chóng tìm người lớn giúp đỡ bé.
Tìm cách thoát hiểm
Nếu bé thường xuyên ở nhà một mình, bạn nên hướng dẫn bé có lối thoát hiểm ra ngoài khi có sự cố. Ví dụ như, nhà có một cửa hoặc cửa sau, cửa chính, cửa một bên, bạn nên hướng dẫn cách thoát hiểm thông qua các cửa. Hướng dẫn bé không nên chần chừ mang theo đồ đạc hay đứng lại gọi cứu hỏa.
Nếu ở chung cư cao tầng, bạn nên dặn bé tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn vì thang máy có thể dừng đột ngột do mất điện. Thay vì thế, bạn nên hướng dẫn bé đến lối thoát hiểm. Nếu căn hộ gần tầng thượng, bạn nên hướng dẫn bé di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới và cách liên lạc đến mọi người.
Cách tránh hít phải khói
Hướng dẫn trẻ các cách phòng tránh ngạt khói như:
- Hạ thấp người xuống sàn, khuỵu hai tay và đầu gối xuống sát mặt sàn vì khi cháy, khói và khí bốc lên, nếu hạ càng thấp xuống mặt đất càng tránh sự ngạt khói.
- Dùng mảnh vải hoặc khăn làm ẩm và để gần mũi hoặc miệng. Nước trong khăn hoặc vải giúp lọc khí độc và ngăn không cho khí độc xâm nhập vào phổi.
Ngăn khói lan vào phòng
Nếu bé bị mắc kẹt trong phòng, bạn cần dạy bé phải giữ bình tĩnh nên hướng dẫn bé đóng các cửa để khói không bay vào. Bịt các khoảng trống ở mép cửa, quạt thông gió bằng vải ướt hoặc băng dính để tránh khói ngạt bay vào.
Nếu như phòng có cửa sổ hay ban công, bạn nên hướng dẫn bé đứng gần ban công hoặc cửa sổ và kêu gọi sự giúp đỡ. Bé nên sử dụng các tấm vải màu nổi bật như đỏ, vàng, xanh thu hút sự chú ý của người khác.
Gọi điện nhờ giúp đỡ
Bố, mẹ nên giúp bé ghi nhớ số điện thoại người thân, số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Bé có thể cung cấp thông tin thông qua điện thoại, giữ liên lạc đến khi có người đến hỗ trợ.
- Dập lửa cháy trên quần áo bé: Trong trường hợp tóc hoặc áo quần bị cháy, bạn hướng dẫn bé lập tức nằm xuống và lăn tròn người qua lại để dập tắt lửa.
2. Cho bé tham gia các lớp tập huấn thoát hiểm
Cháy, nổ luôn là nguy cơ đe dọa tính mạng, tài sản. Đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng sống để thoát hiểm là điều vô cùng quan trọng.
Để chuẩn bị kỹ năng thoát hiểm cho bé, bạn cần cho bé tham gia các buổi lớp tập huấn thoát hiểm. Các kỹ năng thoát hiểm cần trang bị cho bé khi tham gia lớp tập huấn thoát hiểm bao gồm:
- Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc có lửa cháy, bé cần gọi ngay đến đơn vị cứu hỏa, số điện thoại 114.
- Kỹ năng 2: Nếu bé có người lớn bên cạnh trong đám cháy, bạn cần đảm bảo các con cần bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của người lớn.
- Kỹ năng 3: Chỉ cho bé những lối đi có thể thoát ra ngoài khi hỏa hoạn. Hướng dẫn bé cách thoát ra ngoài, không mang theo đồ đạc hay dừng lại gọi điện thoại cho cứu hỏa hay người thân.
- Kỹ năng 4: Nếu trong khu chung cư, bạn nên hướng dẫn bé cách di chuyển bằng cầu thang, không nên di chuyển bằng thang máy.
- Kỹ năng 5: Đám cháy có lửa và khói, hơi độc gây tử vong. Vì thế, cần hướng dẫn bé cách tránh bị ngạt thở vì khói.
- Kỹ năng 6: Khi quần áo bén lửa, bạn nên hướng dẫn bé nằm xuống đất và lăn qua, lăn lại để dập lửa.
- Kỹ năng 7: Nếu kẹt trong phòng kín, không thể thoát ra ngoài, bạn cần hướng dẫn bé cách lấy vải ướt bịt chặt khe cửa, chui xuống giường hoặc nằm gầm sàn. Di chuyển đến cửa sổ hoặc ban công để thu hút sự chú ý.
Trên đây là các kỹ năng thoát hiểm cho bé mà Bảo vệ Việt Anh muốn gửi đến bạn. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về các kỹ năng thoát hiểm cho bé trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Để có thể phòng ngừa hỏa hoạn và đảm bảo an ninh, an toàn tốt nhất, bạn có thể liên hệ đến bảo vệ Việt Anh để được hỗ trợ tốt nhất.
source https://baovevietanh.vn/ky-nang-thoat-hiem-cho-be
Nhận xét
Đăng nhận xét